Một số điểm mới của Luật xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một số điểm mới của Luật xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13
Luật số 107/2016/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/09/2016 thay thế Luật số 45/2005/QH11. Sau đây là một số điểm đáng chú ý của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13:
Tách riêng từng loại thuế
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi- Luật số 107/2016/QH13 đã quy định cụ thể từng loại thuế gồm:
- Thuế theo tỷ lệ phần trăm (Điều 6),
- Thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp (Điều 7),
- Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan (Điều ...
Trong đó, thuế theo tỷ lệ phần trăm “được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế”.
Đồng thời, Luật số 107/2016/QH13 cũng quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này”.
Như vậy, quy định tại Luật thuế sửa đổi được tách bạch rõ ràng từng loại thuế suất, không như Luật thuế hiện hành (45/2005/QH11) quy định chung tại Biểu thuế suất.
Bổ sung quy định về loại thuế suất
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã bổ sung quy định về áp dụng thuế suất đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa theo nguyên tắc hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ nào thì áp dụng theo mức thuế suất tương ứng với loại xuất xứ đó.
Cụ thể: Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng quy tắc xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng quy tắc xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Bên cạnh đó, quy định về thuế suất thông thường cũng được sửa đổi, bổ sung. Luật hiện hành quy định thuế suất thông thường không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Tại điểm c, khoản 3, Điều 6, Luật số 107/2016/QH13 đã bổ sung quy định: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa NK không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt nêu trên, “được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng”.
Trong khi đó, Luật hiện hành chưa có quy định về loại thuế suất được áp dụng cụ thể là thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt hay thuế thông thường … đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa mà chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh mà Luật số 107/2016/QH13 đã đề cập ở trên.
Bỏ quy định khung thuế suất thuế xuất khẩu
Luật số 107/2016/QH13 sửa đổi Danh mục nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu không quy định khung thuế suất thuế xuất, nhập khẩu mà thay bằng quy định mức tối thiểu đối với một số nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu.
Việc bỏ khung thuế suất thuế xuất khẩu được cho là bước đi phù hợp, đảm bảo về các điều kiện về thuế suất để gia nhập WTO.
Nguyên liệu, vật tư sản xuất xuất khẩu: từ hoàn thuế sang miễn thuế
Luật số 107/2016/QH13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất xuất khẩu từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế.
Quy định này nhằm khuyến khích sản xuất xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đồng thời đơn giản thủ tục hành chính việc tạm thu để hoàn thuế đối với vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu.
Bổ sung đối tượng hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập có thời hạn
Bổ sung quy định tại khoản 9, Điều 16 về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập trong thời hạn nhất định, cụ thể:
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
- Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
- Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư
Khoản 13 Điều 11 Luật số 107/2016/QH13 sửa đổi quy định về miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được theo hướng: Bổ sung thêm doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Đồng thời Luật số 107/2016/QH13 quy định rõ việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
Tách riêng từng loại thuế
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi- Luật số 107/2016/QH13 đã quy định cụ thể từng loại thuế gồm:
- Thuế theo tỷ lệ phần trăm (Điều 6),
- Thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp (Điều 7),
- Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan (Điều ...
Trong đó, thuế theo tỷ lệ phần trăm “được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế”.
Đồng thời, Luật số 107/2016/QH13 cũng quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này”.
Như vậy, quy định tại Luật thuế sửa đổi được tách bạch rõ ràng từng loại thuế suất, không như Luật thuế hiện hành (45/2005/QH11) quy định chung tại Biểu thuế suất.
Bổ sung quy định về loại thuế suất
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã bổ sung quy định về áp dụng thuế suất đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa theo nguyên tắc hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ nào thì áp dụng theo mức thuế suất tương ứng với loại xuất xứ đó.
Cụ thể: Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng quy tắc xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam hoặc hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng quy tắc xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Bên cạnh đó, quy định về thuế suất thông thường cũng được sửa đổi, bổ sung. Luật hiện hành quy định thuế suất thông thường không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Tại điểm c, khoản 3, Điều 6, Luật số 107/2016/QH13 đã bổ sung quy định: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa NK không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt nêu trên, “được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng”.
Trong khi đó, Luật hiện hành chưa có quy định về loại thuế suất được áp dụng cụ thể là thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt hay thuế thông thường … đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa mà chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh mà Luật số 107/2016/QH13 đã đề cập ở trên.
Bỏ quy định khung thuế suất thuế xuất khẩu
Luật số 107/2016/QH13 sửa đổi Danh mục nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu không quy định khung thuế suất thuế xuất, nhập khẩu mà thay bằng quy định mức tối thiểu đối với một số nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu.
Việc bỏ khung thuế suất thuế xuất khẩu được cho là bước đi phù hợp, đảm bảo về các điều kiện về thuế suất để gia nhập WTO.
Nguyên liệu, vật tư sản xuất xuất khẩu: từ hoàn thuế sang miễn thuế
Luật số 107/2016/QH13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất xuất khẩu từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế.
Quy định này nhằm khuyến khích sản xuất xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đồng thời đơn giản thủ tục hành chính việc tạm thu để hoàn thuế đối với vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu.
Bổ sung đối tượng hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập có thời hạn
Bổ sung quy định tại khoản 9, Điều 16 về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập trong thời hạn nhất định, cụ thể:
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
- Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
- Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư
Khoản 13 Điều 11 Luật số 107/2016/QH13 sửa đổi quy định về miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được theo hướng: Bổ sung thêm doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Đồng thời Luật số 107/2016/QH13 quy định rõ việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
Similar topics
» Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ban hành danh mục thuế xuất- nhập khẩu ưu đãi mới
» Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết miễn thuế, hoàn thuế xuất-nhập khẩu
» Hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 của Tổng cục thuế
» Kinh doanh hàng hóa vừa chịu thuế và không chịu thuế thì khấu trừ thuế GTGT thế nào?
» Luật kế toán 88/2015/QH13 có hiệu lực 01/01/2017
» Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết miễn thuế, hoàn thuế xuất-nhập khẩu
» Hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 của Tổng cục thuế
» Kinh doanh hàng hóa vừa chịu thuế và không chịu thuế thì khấu trừ thuế GTGT thế nào?
» Luật kế toán 88/2015/QH13 có hiệu lực 01/01/2017
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết