Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNCN người nước ngoài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNCN người nước ngoài
Nguyên tắc áp dụng Biểu tính thuế:
- Nếu người nước ngoài là cá nhân lưu trú tại Việt Nam, khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Nếu người nước ngoài không đủ điều kiện cá nhân lưu trú tại Việt Nam, thì được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi quyết toán thuế TNCN.
Thế nào là cá nhân lưu trú tại Việt Nam?
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC (tại Khoản 1, Điều 1), cá nhân lưu trú được hiểu là đáp ứng một trong các điều kiện sau :
- Người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
Nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Người nước ngoài có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế (kể cả thuê nhà ở nhiều nơi).
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (theo quy định trên) nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Điều chỉnh quyết toán thuế TNCN người nước ngoài
Theo Điều 26, Thông tư số 111/2013/TT-BTC (khoản 2, điểm e2) có quy định:
Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
- Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2
=
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2
-
Số thuế tính trùng được trừ
Trong đó:
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2
=
Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2
x
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần
Số thuế tính trùng được trừ
=
Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất
x
Số tháng tính trùng
12
- Nếu người nước ngoài là cá nhân lưu trú tại Việt Nam, khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Nếu người nước ngoài không đủ điều kiện cá nhân lưu trú tại Việt Nam, thì được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi quyết toán thuế TNCN.
Thế nào là cá nhân lưu trú tại Việt Nam?
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC (tại Khoản 1, Điều 1), cá nhân lưu trú được hiểu là đáp ứng một trong các điều kiện sau :
- Người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
Nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Người nước ngoài có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế (kể cả thuê nhà ở nhiều nơi).
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (theo quy định trên) nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Điều chỉnh quyết toán thuế TNCN người nước ngoài
Theo Điều 26, Thông tư số 111/2013/TT-BTC (khoản 2, điểm e2) có quy định:
Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
- Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2
=
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2
-
Số thuế tính trùng được trừ
Trong đó:
Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2
=
Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2
x
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần
Số thuế tính trùng được trừ
=
Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất
x
Số tháng tính trùng
12
kay22- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 30/11/2016
Similar topics
» Hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 của Tổng cục thuế
» Những sai lầm mà kế toán thường mắc phải khi làm việc cho công ty nước ngoài
» Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ quyết toán thuế trọn gói
» Từ 01/01/2017, lệ phí cấp phép VPĐD của tổ chức nước ngoài là 3 triệu đồng
» Ban hành 39 chuẩn mực kiểm toán Nhà nước mới
» Những sai lầm mà kế toán thường mắc phải khi làm việc cho công ty nước ngoài
» Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ quyết toán thuế trọn gói
» Từ 01/01/2017, lệ phí cấp phép VPĐD của tổ chức nước ngoài là 3 triệu đồng
» Ban hành 39 chuẩn mực kiểm toán Nhà nước mới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết