Nhận dạng các doanh nghiệp mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhận dạng các doanh nghiệp mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Phải công nhận là việc "dỡ bỏ" Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra hàng tháng/quý mà cơ quan thuế áp dụng trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho các đối tượng mua bán hóa đơn bất hợp pháp "làm ăn" phát đạt.
Đó cũng là nguyên nhân mà Tổng cục thuế ban hàng Công văn 4679/KTNB- nhằm đẩy lùi tệ nạn này. Theo đó, các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hóa đơn được Tổng cục thuế đưa vào "tầm ngắm" là những doanh nghiệp có những biểu hiện sau:
1) Các cơ sở mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) có một trong các dấu hiệu sau: không đóng góp vốn điều lệ theo quy định; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề; chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
2) Các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng hóa), hoặc không có xưởng sản xuất, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động).
3) Các doanh nghiệp xin ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh, tạm ngừng, có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại, thay đổi người đại diện trước pháp luật, thay đổi trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế.
4) Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
5) Các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa có doanh thu đột biến tăng (từ 50% trở lên) nhưng số thuế GTGT phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp ≤ 1% doanh số phát sinh trong kỳ).
6) Các doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước (tăng 2 đến 3 lần).
7) Các doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn, hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2.000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn đã sử dụng.
9) Các doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp báo cáo tài chính nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh thấp (dưới 100 triệu đồng).
Các doanh nghiệp có những dấu hiệu như trên sẽ được cơ quan thuế nhận dạng và đưa vào danh sách cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra và có chỉ đạo thực hiện. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Ketoan.biz
Đó cũng là nguyên nhân mà Tổng cục thuế ban hàng Công văn 4679/KTNB- nhằm đẩy lùi tệ nạn này. Theo đó, các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hóa đơn được Tổng cục thuế đưa vào "tầm ngắm" là những doanh nghiệp có những biểu hiện sau:
1) Các cơ sở mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) có một trong các dấu hiệu sau: không đóng góp vốn điều lệ theo quy định; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề; chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
2) Các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng hóa), hoặc không có xưởng sản xuất, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động).
3) Các doanh nghiệp xin ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh, tạm ngừng, có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại, thay đổi người đại diện trước pháp luật, thay đổi trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế.
4) Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
5) Các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa có doanh thu đột biến tăng (từ 50% trở lên) nhưng số thuế GTGT phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp ≤ 1% doanh số phát sinh trong kỳ).
6) Các doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước (tăng 2 đến 3 lần).
7) Các doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn, hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2.000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn đã sử dụng.
9) Các doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp báo cáo tài chính nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh thấp (dưới 100 triệu đồng).
Các doanh nghiệp có những dấu hiệu như trên sẽ được cơ quan thuế nhận dạng và đưa vào danh sách cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra và có chỉ đạo thực hiện. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Ketoan.biz
hongem- Tổng số bài gửi : 2
Join date : 09/12/2016
Similar topics
» Top 4 lý do doanh nghiệp không thể bỏ qua hoá đơn điện tử B-Invoice
» Lệ phí đăng ký doanh nghiệp, cung cấp thông tin doanh nghiệp từ 01/01/2017
» Doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn điện tử trong bao lâu?
» SỰ KIỆN ĐÒN BẨY CHO DOANH NGHIỆP VIÊT NAM
» Doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn nếu ko sử dụng Hóa đơn điện tử
» Lệ phí đăng ký doanh nghiệp, cung cấp thông tin doanh nghiệp từ 01/01/2017
» Doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn điện tử trong bao lâu?
» SỰ KIỆN ĐÒN BẨY CHO DOANH NGHIỆP VIÊT NAM
» Doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn nếu ko sử dụng Hóa đơn điện tử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết